Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
130029

Phụ nữ Đông Sơn thành công trong xây dựng các mô hình kinh tế sau đào tạo nghề.

Đăng lúc: 08:29:43 23/10/2015 (GMT+7)

Đông Sơn hiện có hơn 20.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 trở lên. Làm thế nào để giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với điều kiện của lao động nữ là trăn trở cuả cấp uỷ chính quyền các cấp, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện.

Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”, những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Đông Sơn đã triển khai có hiệu quả nội dung của đề án. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ được vay vốn và duy trì hoạt động các tổ, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế, Hội chú trọng tới việc xây dựng các mô hình sau đào tạo nhằm giúp học viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.Với phương châm dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, giai đoạn 2010-2015, Hội Phụ nữ huyện đã phối hợp tổ chức 75 lớp đào tạo nghề cho 2.289 hội viên, sau khi được đào tạo nghề đa số các học viên đã biết áp dụng kiến thức vào lao động sản xuất, tiết kiệm được thời gian lao động, giảm chi phí trong sản xuất,  tăng sản lượng, chất lượng, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống,nhiều sản phẩm không chỉ có giá trị kinh tế mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, được tạo ra từ những vật liệu phế thải:  như mùn cưa, vỏ lạc, trấu, rơm rạ…..tiêu biểu như Mô hình trồng nấm .
Thực tế từ năm 2002 nghề trồng nấm đã được bà con nhân dân huyện Đông Sơn đưa vào sản xuất với các sản phẩm nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm,mộc nhĩ…Tuy nhiêu do nhiều yếu tố nên nghề này không được duy trì. Nắm bắt nhu cầu thị trường Hội LHPN huyện phối hợp cùng Hội LHPN tỉnh và các nghành chức năng tổ chức lớp tập huấn trồng nấm cho hội viên phụ nữ. Tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 70 hộ trồng nấm chủ yếu là mục nhĩ, nấm sò, nấm linh chi, trong đó xã Đông Hoà thành lập được “HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm do phụ nữ làm chủ”  với 18 hội viên quy mô sản xuất  từ 8-10 vạn bịch/hộ/năm, thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/hộ/năm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động nữ ở địa phương. Sản phẩm nấm của chị em phụ nữ Đông Sơn hiện đang được thị trường ưa chuộng và được HLHPN tỉnh tặng danh hiệu sản phẩm sáng tạo tiêu biểu năm 2015. 
Việc lựa chọn đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của hội viên phụ nữ cùng việc xây dựng các mô hình sau đào tạo đã giúp học viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả và trở thành hướng đi đúng đắn trong công tác đào tạo nghề cho phụ nữ./.
Cao Hiền