Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
130029

“Quốc hội nghỉ sớm 2 tiếng không ảnh hưởng gì đến chất lượng!”

Đăng lúc: 09:05:36 10/06/2015 (GMT+7)

“Điều đó chứng tỏ chương trình tương đối tốt nên đại biểu không nêu ý kiến. Còn việc Quốc hội nghỉ sớm không ảnh hưởng đến chất lượng vì đại biểu thấy nội dung tốt rồi thì đồng ý”, ông Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

 Chiều ngày 9/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã phân tích rõ những vấn đề liên quan đến việc buổi sáng cùng ngày Quốc hội nghỉ sớm khoảng 2 tiếng do không có đại biểu nào đăng ký phát biểu thảo luận dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016.

Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, đại biểu không cho ý kiến chứng tỏ chương trình đưa ra tương đối tốt
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, đại biểu không cho ý kiến chứng tỏ chương trình đưa ra tương đối tốt (Ảnh Việt Hưng)

Phiên thảo luận dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 diễn ra trong buổi sáng ngày 9/6 nghỉ sớm khoảng 2 tiếng so với dự kiến khiến nhiều người bất ngờ vì không một đại biểu nào đăng ký phát biểu. Xin ông cho biết lý do tại sao các đại biểu không nêu quan điểm trước diễn đàn Quốc hội?

Vấn đề này ngoài việc thảo luận tại tổ, các đại biểu còn được xin ý kiến trước đó rồi. Vì đã cân nhắc kỹ, lại không có ý kiến gì khác nên ra Quốc hội đại biểu không đăng ký phát biểu. Thực tế phải có gì mới mới phát biểu, nếu không sẽ làm mất thời gian của người khác.

Mà cũng có thể vì nội dung chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, đã được sắp xếp hợp lý nên đại biểu mới không có ý kiến. Quốc hội ở các nước cũng thế, họ chỉ thảo luận khoảng 30 - 40 phút. Nếu có chứng cứ thì đại biểu phát biểu, còn không có thì đại biểu không nói. Đó cũng là một văn hóa.

Thực tế mọi việc Quốc hội đang làm đều là hoạt động giám sát. Các nước không đưa ra chương trình giám sát riêng, người ta chỉ chia làm hai phần, trong đó một phần nghị trình phục vụ công việc của Chính phủ, một phần phục vụ công việc của đại biểu. Còn chúng ta hơi khác với chương trình các nước là đã làm một chương trình giám sát riêng.

Trước đó, khi cho ý kiến Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị quy định cụ thể số lần “nhả tơ” của các đại biểu chuyên trách trước diễn đàn. Vậy theo ông, vì không có ý kiến nên Quốc hội nghỉ sớm khoảng 2 tiếng chứng tỏ điều gì?

Điều đó chứng tỏ chương trình này tương đối tốt nên đại biểu không có ý kiến nữa. Nếu đã thấy chương trình ổn rồi thì không nên phát biểu chỉ để… phát biểu. Còn việc Quốc hội nghỉ sớm không ảnh hưởng đến chất lượng vì đại biểu thấy nội dung tốt rồi thì đồng ý.

Khi đại biểu đồng loạt ra về sớm hơn 2 tiếng so với dự kiến, nhiều người nghĩ rằng Quốc hội Khóa XIII sắp hết, mọi việc gần như đã an bài nên nhiều người không muốn “nhả tơ” nữa, thưa ông?

Suy nghĩ Quốc hội khóa XIII sắp hết, đại biểu không chịu phát biểu là suy diễn. Trường hợp này, như tôi nói chương trình giám sát đại biểu thấy ổn thì không nhất thiết phải tranh luận.

Có ý kiến cho rằng, chi phí cho mỗi ngày họp Quốc hội lên đến cả tỷ đồng nên khi Quốc hội nghỉ sớm sẽ gây lãng phí ngân sách của Nhà nước?

Thứ nhất, tôi phải khẳng định không có số liệu nào nói họp Quốc hội mỗi ngày một tỷ đồng. Thứ hai, nếu thảo luận, tranh luận thì anh phải có cái để nói, nếu nói chỉ để hết thời gian thì không nên.

Một chương trình khi đại biểu đồng ý rồi thì còn phát biểu gì thêm nữa? Phải có vấn đề không đồng ý thì anh mới phát biểu. Đến Quốc hội các nước sẽ thấy, hầu như người ta chẳng nói gì. Đến phiên tranh luận họ mới nói, còn phiên như thế này không ai nói. Khi Chính phủ trình ra một dự án luật, ai đồng ý người ta bảo đồng ý, còn không đồng ý thì bảo không.

Còn nhiều thời gian như vậy, sao Quốc hội không linh hoạt đẩy các chương trình khác lên?

Phiên họp ở cấp xã thì có thể làm được như vậy, còn họp Quốc hội phải làm theo thủ tục.

Tiền lệ đã có buổi họp nào Quốc hội nghỉ sớm như vậy hay đây là trường hợp đầu tiên?

Đây không phải là trường hợp hy hữu mà từng xảy ra khi nội dung trình không có đại biểu nói. Thông thường những vấn đề nào không nóng, không có sự tranh cãi thì đại biểu ít ý kiến.

Xin cảm ơn ông!

Quang Phong (ghi)
Theo báo Dantri.com

Từ khóa bài viết:,